Nam châm Neodymium đang được chú ý tới rất nhiều vì có những tính năng đặc biệt và vượt trội, hơn thế hiện nay chúng đang được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vậy tại sao Neodymium lại có mức độ phổ biến tới vậy. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nam châm này.

Đôi nét về nam châm Neodymium
Tên gọi khác của Nam châm Neodymium là NdFeB hoặc NIB. Thành phần cấu tạo chủ yếu có Neodymium (Nd) với 32 %, sắt (Fe) chiếm 64%, 1% là Bo (B), và một số nguyên tố khác được xác định như: Dy, Tb,Co, Ga…

nam châm Neodymium


Là một thành viên trong dòng nam châm đất hiếm, hơn nữa nó còn là loại nam châm vĩnh cửu có sức hút lớn nhất trên thế giới và thời điểm hiện tại bởi do có lực từ trường rất cao (đạt tới con số 1,56 T), lực kháng từ hơn (10 Koe) và khả năng tích tụ năng lượng tối đa rơi vào khoảng 64 MGOe.

Sự phát triển của nam châm Neodymium đã trực tiếp tạo đà cho cho nhiều sản phẩm công nghệ cao nâng lên một tầng cao mới. Nhất là khi dùng để chế tạo các dạng động cơ khiến cho kích thước thu nhỏ hơn rất nhiều so với trước kia. Neodymium có một nhược điểm, nó dễ dàng bị oxi hóa, do vậy các nhà sản xuất bắt buộc phải phủ lên bề mặt của chúng Zn, Ni hoặc thực hiện quá trình xử lý phốt pho sau đó phủ nhựa dính để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, kéo dài tuổi thọ nam châm.

Các ứng dụng của nam châm Neodymium
Nam châm Neodymium được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, các thiết bị truyền thông và hóa học ngay cả trong y tế chúng cũng góp mặt.

Đặc biệt hơn nó còn được lựa chọn để hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao như: ngành hàng không, vũ trụ, lĩnh vực quân sự… thậm chí cả những ngành công nghiệp năng lượng  mới nổi lên cũng dùng Neodymium vào quy trình sản xuất.

ứng dụng của nam châm Neodymium

Nam châm Neodymium có nhiều trong các động cơ máy khác nhau: xe đạp điện, máy phát điện tuabin gió, máy phát điện động cơ, bộ máy đo cảm biến, ổ cứng máy tính…

Tuy vậy, điểm yếu của chúng là mức giá thành khá cao ( do được tạo ra bằng những nguyên tố đất hiếm đắt tiền) vả lại độ bền cũng kém hơn một số nam châm vĩnh cửu khác. Với 2 lý do trên nên Neodymium không được ưu tiên sử dụng nhiều nhất (đứng sau nam châm ferrite) cho dù lực hút của nó là rất mạnh. Nhưng với công nghệ tiên tiến hiện đại  thời nay chúng mới có được giá cả phải chăng để sử dụng hằng ngày.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Wiki Nam Châm © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top